Có nên mua xe ô tô cũ trả góp không?

Có nên mua xe ô tô cũ trả góp không?

Hiện nay, nhu cầu mua xe ô tô đang tăng nhanh do những sự thuận tiện của ô tô mang lại. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ khả năng tài chính để sắm xe mới. Vì vậy, nhiều người đã lựa chọn phương án mua xe ô tô cũ. Việc mua ô tô cũ đang trở nên đơn giản hơn rất nhiều, bởi nhiều cửa hàng hỗ trợ cho mua xe ô tô cũ trả góp. Vậy có nên mua xe ô tô cũ trả góp không? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc trên nhé!

Nên mua xe ô tô cũ hay mới thì tốt nhất?
Mua ô tô cũ trả góp

      Khi bạn mua xe ô tô cũ trả góp thì bạn sẽ được sở hữu ngay chiếc xe để sử dụng hay dùng để kinh doanh mà không phải trả ngay số tiền lớn, chỉ cần trả trước khoảng 30% giá trị xe, số tiền phải trả cũng được chia làm nhiều đợt, giảm gánh nặng huy động tài chính. Phần còn lại ngân hàng sẽ chi trả trước, bạn sẽ phải thanh toán trong một thời gian khá dài. Thông thường, đại lý sẽ là trung gian giữa ngân hàng và người mua. Tuy nhiên bạn sẽ phải trả số tiền lớn hơn nhiều so với mua xe trả ngay. Nếu bạn mua một chiếc xe có giá trị cao, bạn cần phải trả một khoản tiền lãi và tiền gốc trong khoản thời gian dài với số tiền lãi khá cao, điều này sẽ tạo thêm gánh nặng cho bạn, vì ngoài tiền lãi bạn cần chi trả một các khoản khác như bảo hiểm, bảo dưỡng, nhiên liệu, …Khi mua xe ô tô trả góp bạn cần lưu ý những điểm dưới đây để tránh gặp phải rắc rối về sau cũng như đảm bảo lợi ích cho chính bản thân mình.

     Bên cạnh khoản phí mua xe trả góp, người mua còn phải cân nhắc các chi phí khác để thực sự sở hữu được chiếc xe. Các loại phí khác bao gồm: Phí đăng ký xe, chi phí thuế trước bạ, phí đăng kiểm, bảo hiểm xe, phí bảo hiểm với khoản vay ngân hàng cùng một số phí khác tùy theo quy định của ngân hàng cùng tổng giá trị xe. Ngoài ra, khi lựa chọn hình thức vay, người mua cũng cần quan tâm đến chi phí cho xe trong thời gian sử dụng như: phí bảo trì đường bộ ô tô, phí bảo dưỡng, phí trông gửi xe hàng tháng… để đảm bảo có đủ điều kiện tài chính chi trả nợ và lãi suất.

      Tiếp theo là bạn cần chọn ngân hàng uy tín, những công ty bảo hiểm tốt. Tốt nhất là bạn nên sử dụng gói bảo hiểm (công ty bảo hiểm) do ngân hàng ủy thác giới thiệu, vì khi xảy ra những rủi ro tai nạn việc làm thủ tục đối với ngân hàng và bảo hiểm đều được ưu tiên giải quyết hơn (đơn giản là ngân hàng lấy chiếc xe làm vật đảm bảo thì phải thúc giục bên bảo hiểm giải quyết nhanh các thủ tục).

    Khi mua xe ô tô cũ trả góp ở những đại lý nhỏ thì bạn dễ gặp phải nhân viên tư vấn không chuyên và thậm chí cả với những ngân hàng bậc trung là: Lãi suất lớn cộng với số tiền phải trả ban đầu cho đại lý xe cao, thủ tục thẩm định kéo dài dẫn tới lâu được nhận xe, không được vay vốn do các điều kiện tài chính của khách hàng không đáp ứng được yêu cầu từ phía ngân hàng, lượng tiền mua bảo hiểm (như bảo hiểm thân vỏ) lớn.

Bảng lãi suất % các ngân hàng khi vay trả góp

Bảng lãi suất vay mua ô tô tháng 7/2017
Ngân hàng Lãi suất

năm đầu

Mức vay tối đa

%/ giá trị xe

Thời gian vay

(Tháng)

Ngân hàng VIB bank 7.50% 90% 72
Ngân hàng Sacombank 7.40% 80% 84
Ngân hàng TPBank 6.80% 80% 84
Ngân hàng Techcombank 6.50% 80% 60
Ngân hàng Vietcombank 7.30% 80% 72
Ngân hàng BIDV 7.50% 80% 72
Ngân hàng VietinBank 7.50% 80% 84
Ngân hàng VPBank 7.90% 70% 60
Ngân hàng HSBC 8.75% 70% 60
Ngân hàng OceanBank 8.20% 80% 60
Ngân hàng Maritime Bank 8.20% 90% 72
Ngân hàng SHB 5.50% 90% 60
Ngân hàng MBBank 7.00% 80% 84
Ngân hàng ACB 7.50% 75% 84
Ngân hàng VietAbank 6.00% 85% 60

Một số cách kiểm tra xe ô tô cũ:

  • Kiểm tra động cơ: Động cơ chính là bộ phận trung tâm của xe. Chỉ khi động cơ xe còn tốt thì xe mới có thể hoạt động ổn định được. Kiểm tra động cơ bao gồm nổ máy và sức nén. Động cơ còn tốt hay không sẽ tùy thuộc vào thời gian khởi động máy, tiếng máy nổ có ồn hay không,… Tuy nhiên, để đoán biết được các vấn đề của động cơ thông qua các biểu hiện trên thì cần phải có kiến thức và kinh nghiệm lâu năm của các người thợ lành nghề.
  • Cách kiểm tra két làm mát, ống dẫn: Bạn có thể kiểm tra phần các lá tản nhiệt để chắc chắn rằng nó không bị mỏng hay xốp cũng như đường dẫn nước mát để xem có cần thay thế hay không. Cách kiểm tra két nước làm mát rất đơn giản. Bạn lật nắp ca-pô xem xét phần dung dịch còn nhiều nay không. Nếu dung dịch không nhiều, lại có hiện tượng bị dính bẩn thì chứng tỏ rằng chủ xe cũ đã không quan tâm, chăm sóc nhiều tới bộ phận này.
  • HVAC: HVAC (Heating, Ventilation & Air Conditioning) là hệ thống nhiệt, quạt thông gió và điều hòa không khí trong xe. Để đảm bảo cảm giác thoải mái khi đi xe, hãy chú ý đến bộ phận này.
  • Bảng điều khiển: Bạn cần kiểm tra kĩ bảng điều khiển cùng các nút bấm hoặc màn hình cảm ứng bởi đây sẽ là bộ phận cung cấp các thông tin cần thiết về tình trạng xe cũng như thông tin cần thiết trong hành trình di chuyển. Cách kiểm tra cũng khá đơn giản: Bạn cần thử tất cả các nút bấm trên bảng điều khiển để chắc chắn mọi nút bấm của bảng điều khiển đều hoạt động tốt.
  • Đèn xe: Đèn xe là bộ phận thực sự quan trọng, đảm bảo sự an toàn của bạn khi di chuyển trong đêm tối hoặc các điều kiện thời tiết không lí tưởng như mưa, sương mù,… Bạn cần kiểm tra độ sáng, độ chiếu xa cũng như tuổi thọ của đèn pha trước – sau, đèn phanh và đèn tín hiệu.
  • Lốp hệ thống giảm xóc: Hãy kiểm tra hệ thống giảm xóc bằng cách cho xe chạy thử ở các loại địa hình khác nhau nhằm kiểm tra phản ứng.  Đừng quên kiểm tra độ bền của lốp, áp suất lốp xem có cần thay thế không. Đây chính là các yếu tố giúp bạn thương thảo về giá.
  • Cách kiểm tra ống xả khi mua xe hơi cũ: Thử ga mạnh để kiểm tra lượng khói thoát ra từ ống xả, xem nhiều hay ít, có màu bất thường hay không. Nếu có vấn đề khác lạ chứng tỏ xe đang bị thiếu dầu hoặc lâu ngày chưa thay dầu; hay ống xả và động cơ có vấn đề trong quá trình đốt cháy và xả khí thải.

Như vậy qua những thông tin trên hy vọng bạn đã có thêm nhiều hiểu biết về mua xe ô tô cũ trả góp và đưa ra quyết định phù hợp với khả năng tài chính của bản thân, chọn mua được xe ô tô cũ còn tốt. Hãy like và chia sẻ bài viết này cho bạn bè của bạn cùng biết nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *