Xe 1 cầu, 2 cầu, xe 4×4, xe 4×2, xe 2WD và 4WD là gì?

Xe 1 cầu, 2 cầu, xe 4×4, xe 4×2, xe 2WD và 4WD là gì?

Nếu tìm hiểu về các dòng xe ô tô thì có thể bạn đã từng nghe qua về xe 1 cầu, xe 2 cầu, xe 4×4, 4×2 hay 4WD hoặc 2WD, vv, nhưng nếu không có nhiều chuyên môn trong lĩnh vực ô tô, bạn có thể sẽ thấy những thuật ngữ này rất khó hiểu. Vậy hôm nay, muaototragop.info sẽ giúp bạn nắm được định nghĩa và ý nghĩa của chúng, và giúp bạn trả lời câu hỏi xe 4×4 là gì.

1. Xe 1 cầu và xe 2 cầu là gì?

Cầu là trục kim loại dài bằng đúng chiều rộng của xe với hai đầu trục gắn bánh xe, mỗi chiếc xe hơi cần tối thiểu hai cầu cho bốn bánh xe. Hiện nay, hệ thống treo độc lập trên các dòng xe du lịch không dùng cầu nữa nhưng theo thói quen người ta thường gọi một cặp bánh xe là một trục.

xe 4x4 là gì
Ford Everest là mẫu xe 1 cầu

Trục truyền động (dẫn động) là bộ phận truyền lực từ động cơ đến các cầu và từ đó truyền lực đến các bánh xe để làm xe chuyển động, có 3 kiểu truyền động tương ứng với 1 hoặc 2 trục truyền động:

  • Truyền động từ động cơ đến cả 4 bánh: sử dụng 2 trục truyền động
  • Truyền động đến các bánh sau: sử dụng 1 trục truyền động
  • Truyền động đến các bánh trước: sử dụng 1 trục truyền động

Có thể làm rõ khái niệm xe 1 cầu và xe 2 cầu như sau:

  • Xe 1 cầu: là loại xe được truyền động đến 2 bánh (2 bánh trước hoặc 2 bánh sau), có 1 trục truyền động.
  • Xe 2 cầu: là xe được truyền động đến cả 4 bánh, có 2 trục truyền động

2. Xe 2WD, 4WD hay xe 2×4, xe 4×4 là gì?

xe 4x4 là gì
Ford Ranger là một mẫu xe 4×4

Xe 4×4 (hay 4WD- Four Wheel Drive) là xe có 4 bánh và 4 bánh được truyền động. Xe 4WD còn được phân chia làm nhiều loại khác nhau. Đây là cách gọi khác của xe 2 cầu.

Xe 4×2 (hay 2WD- Two Wheel Drive) là xe có 4 bánh, chỉ dẫn động 2 bánh. Đây cũng là tên gọi khác của xe 1 cầu. Nếu dẫn động đến 2 bánh sau thì gọi là xe truyền động cầu sau, ngược lại là xe truyền động cầu trước.

Để nhận biết được các loại xe thuộc loại nào, có thể xem ở các decan dán trên xe hoặc quan sát ở gầm xe.

3. Một số thuật ngữ khác

Ngoài các khái niệm trên, còn một số thuật ngữ khác để mô tả cơ cấu truyền động của các dòng xe như:

  • AWD (All-Wheel Drive): Tất cả các bánh xe đều được truyền động và các bánh xe chuyển động với tốc độ như nhau.
  • FWD (Front-Wheel Drive): Dẫn động cầu trước.
  • RWD (Rear-Wheel Drive): Dẫn động cầu sau.
  • Part-time 4WD: 4 bánh xe đều được truyền động, xe Part-time 4WD có 2 khoảng tốc độ khác nhau: Hi (cao) và Lo (thấp). Hệ thống truyền động này được dùng để thay thế cho 2WD trong trường hợp xe phải chạy trên các bề mặt đường cứng như đường vỉa hè, đường xi măng,… nghĩa là những nơi cần thêm lực kéo và có khả năng hỏng hóc cao.
  • Full-time 4WD: 4 bánh xe đều được truyền động như nhau trong mọi thời điểm và trên mọi bề mặt đường. Xe khonng có khoảng tốc độ cao thấp và hệ thống truyền động thường có thêm sự lựa chọn chuyển sang chế độ part-time.
  • A4WD: Automatic Four Wheel Drive: Hệ thống truyền động có khả năng chuyển sang chế độ 4WD khi cầ, có bộ phận cảm biến tốc độ giữa các bánh xe để mở đống chế độ 4WD.
  • Shift on the Fly 4WD: Hệ thống truyền động này cho phép người lái tự chuyển từ chế độ 2WD sang 4WD Hi mà không cần phải dừng xe. Hệ thống này có quy định tốc độ giới hạn để thực hiện việc chuyển đổi, thường là dưới 97 km/h.

4. Dẫn động cầu trước hay cầu sau tốt hơn

Ưu, nhược điểm của dẫn động cầu trước

Ưu điểm

Dẫn động cầu trước hiện được sử dụng ở 70% số xe mới ra, đây là bước chuyển lớn so với đầu thế kỷ 20 khi mà loại dẫn động này rất hiếm. Và nguyên cho sự chuyển dịch này là những ưu việt dẫn động cầu trước mang lại.

  • Tiện lợi: Ở xe ô tô hiện đại, động cơ được để ở phần trước của xe chứ không còn đặt sau nữa. Do đó, tiếp tục sử dụng dẫn động truyền sau sẽ khá rắc rối, tiêu tốn nhiều năng lượng, và giải pháp lúc này là sử dụng dẫn động cầu trước.
  • Tiết kiệm: Việc này giúp nhà sản xuất tiết kiệm chi tiết xe, giảm chi phí, giảm khối lượng xe, giúp xe tiết kiệm nhiên liệu. Hơn nữa, thiết kế dẫn động cầu trước không đòi hỏi trục truyền động hay cầu trục nên toàn bộ hệ thống trở nên đơn giản, gọn gàng hơn. Kết quả là, nhà sản xuất dễ dàng sắp xếp các hệ thống phụ trợ hơn như hệ thống phanh, treo, ống xả thải, và đường dẫn nhiên liệu.
  • An toàn: Ưu điểm tiếp theo của hệ dẫn động cầu trước là độ bám đường cao hơn, giúp xe chạy trên đường trơn tốt hơn.
  • Nội thất rộng rãi: Cuối cùng, những xe sử dụng hệ thống dẫn động cầu trước có không gian bên trong rộng rãi hơn do không câng để dành chỗ cho các kết cấu truyền động. Đây cũng là lý do mà dẫn động cầu trước hay được dùng trong xe ô tô cỡ nhỏ như sedan.

Nhược điểm

  • Khó tăng tốc hơn so với dẫn động cầu sau do trọng lượng ở đầu xe lớn.
  • Dễ mất lái lúc vào cua do đuôi xe nhẹ.
  • Phần trước, trục bánh trước phải đảm nhiệm quá nhiều việc.
  • Lốp xe hao mòn nhanh hơn.

Ưu, nhược điểm của dẫn động cầu sau

Ưu điểm

  • Cân bằng trọng lượng: do cơ cấu truyền động từ trước ra sau giúp vận hành ổn định hơn.
  • Dễ lái: phần đầu xe nhẹ hơn nên dễ điều khiển, bẻ lái được rộng hơn.
  • Tuổi thọ xe cao: các hệ thống phanh, treo, chi tiết cơ khí bền hơn.
  • Sửa chữa rẻ: việc sửa chữa hệ dẫn động ở xe dẫn động sau thường độc lập nên tốn ít chi phí hơn dẫn động trước.

Nhược điểm

  • Bánh sau trượt hoặc xoay ngang khi tăng tốc nhanh.
  • Khó di chuyển trên đường trơn trượt hoặc lầy lội do hai bánh sau mất lợi thế lực kéo.
  • Nội thất không được rộng rãi.
  • Trọng lượng xe lớn hơn.
  • Giá thành xe cao hơn.

Như vậy, để quyết định loại dẫn động nào tốt hơn, bạn cần cân nhắc nhu cầu sử dụng. Ví dụ, nếu bạn muốn một chiếc xe nhỏ nhưng rộng rãi, chi phí nuôi xe rẻ thì có thể chọn xe dẫn động trước. Nhưng nếu tập trung vào vận hành, tốc độ, thì xe dẫn động sau có thể là sự lựa chọn phù hợp hơn, ví dụ như xe thể thao.

Hi vọng thông tin về các kiểu truyền động của xe đã giúp bạn hiểu hơn và có cơ sở để lựa chọn mẫu xe phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *