Xe 1 cầu là gì? Xe hai cầu là gì? Phân biệt sự khác nhau giữa hai hệ thống này

Xe 1 cầu là gì? Xe hai cầu là gì? Phân biệt sự khác nhau giữa hai hệ thống này

Xe 1 cầu hay xe hai cầu không còn là một khái niệm xa lạ với người dùng, nhưng nếu không có hiểu biết về kỹ thuật xe bạn khó có thể hiểu được các khái niệm này. Vậy hãy cùng tuvanmuaxeoto.com tìm hiểu ngay.

1.Cầu xe là gì?

Xe 1 cầu là gì? Xe hai cầu là gì? Phân biệt sự khác nhau giữa hai hệ thống này

Cầu xe nối 2 bánh xe trước hoặc sau của xe

Cầu là một bộ phận hình cầu nằm giữa trục nối hai bánh xe sau (hoặc trước) của ô tô, trong đó chứa một hệ thống bánh răng gọi là bộ “vi sai”. Bộ vi sai được nối với 2 bánh sau bằng 2 láp ngang và nối với động cơ bằng một ống hình trụ gọi là láp dọc.

Động cơ chuyển động sẽ làm quay láp dọc và tác động lên bộ vi sai làm quay 2 láp ngang và giúp bánh xe lăn bánh. Theo nguyên tắc thì hai bánh không được chuyển động với cùng một vận tốc  khi vào khúc cua vì sẽ gây ra hiện tượng lết bánh làm xe bị lật, do đó bộ vi sai có công dụng giúp hai bánh chuyển động tương đối độc lập, trong đó bánh này phải làm điểm tựa cho bánh kia thì bánh xe mới quay được.

2.Xe một cầu là gì?

Xe 1 cầu là gì? Xe hai cầu là gì? Phân biệt sự khác nhau giữa hai hệ thống này

Xe 1 cầu chỉ được dẫn động bằng 2 bánh 

Xe 1 cầu hay còn được gọi là xe 4 x 2 hay 2WD (2 Wheel Drive) là loại xe chỉ dẫn động 2 bánh, nếu là 2 bánh sau thì gọi là xe dẫn động cầu sau (RWD – Rear-Wheel Drive), còn nếu là 2 bánh trước thì gọi là xe dẫn động cầu trước (FWD – Front-Wheel Drive).  Các bánh xe dẫn động có thể là bánh sau hoặc bánh trước nhưng thường là bánh sau.

Nếu xe hai cầu di chuyển trên những địa hình xấu như khi đi vào vũng lầy, chỉ cần một trong hai bánh xe dẫn động bị mất ma sát thì bánh còn lại sẽ không quay được và xe sẽ không có lực để tiến lên phía trước.

3. Xe hai cầu là gì?

Xe 1 cầu là gì? Xe hai cầu là gì? Phân biệt sự khác nhau giữa hai hệ thống này

Xe hai cầu tỏ ra thích nghi với địa hình tốt hơn so với xe 1 cầu

Do khả năng thích nghi với đa dạng loại địa hình của xe 1 cầu khá kém nên xe hai cầu đã ra đời để giúp người lái dễ dàng vượt qua những vũng lầy hoặc những nơi địa hình phức tạp.

Xe hai cầu có 2 loại là 4WD (4 Wheel Drive – hệ thống dẫn động 4 bánh bán thời gian) và AWD (All Wheels Drive – Hệ thống dẫn 4 bánh toàn thời gian). Điểm khác biệt cốt lõi giữa hai hệ thống 4WD và AWD nằm ở thời gian tác động lên xe.

Hệ thống dẫn động 4 bánh bán thời gian (4WD)hệ thống dẫn động 4 bánh hoạt động theo yêu cầu và cung cấp năng lượng cho cả bốn bánh bằng cách đồng bộ trục trước và sau với nhau thông qua cần số. 4WD bán thời gian thường bao gồm hai phạm vi tốc độ cao (Hi) và thấp (Lo)

Hệ thống  bán thời gian phải được sử dụng ở chếđộ 2WD trên mặt đường bằng phẳng. Chúng được thiết kế để chỉ tham gia vào các tình huống cụ thể khi bạn cần thêm lực kéo và thiệt hại có thể xảy ra nếu lái trên bề mặt cứng.

Hệ thống dẫn động 4 bánh toàn thời gian (AWD): Hệ thống dẫn động 4 bánh có khả năng vận hành trên mọi địa hình, hệ thống dẫn động 4 bánh toàn thời gian thường có tùy chọn vận hành bán thời gian để bạn có thể chuyển sang 2WD khi đi trên địa hình phẳng. Hệ thống 4WD toàn thời gian không phải lúc nào cũng có dải tốc độ cao (Hi) và thấp (Lo).

Ngoài ra, hệ thống 4WD tỏ ra khó điều khiển tại các góc cua, đặc biệt khi đang chạy trên mặt đường bằng tuyết vì khi đó, một trục của xe bị khóa cứng, trượt trên mặt đường khi di chuyển vào khúc cua. Còn hệ thống AWD cho phép vận tốc của bánh trước khác với bánh sau nên động cơ vận hành linh hoạt trong những trường hợp trên giúp cho việc di chuyển an toàn và ổn định hơn, tránh không bị trơn trượt khi gặp địa hình xấu.

Hiện nay, các hệ thống AWD hiện đại tỏ ra hỗ trợ hiệu quả đối vì được phát triển trên nguyên tắc dẫn động cầu trước bổ sung dẫn động cầu sau với khả năng cân bằng và kiểm soát tốc độ xe ở mọi điều kiện địa hình và tình huống khác nhau.

Tóm lại, xe hai cầu có nhiều ưu điểmvì vận hành khỏe và tính cơ động khá cao, có thể di chuyển trên mọi địa hình và cho phép chạy 1 cầu nếu di chuyển trên địa hình bằng phẳng. Tuy nhiên, chi phí sở hữu xe ô tô hai cầu sẽ cao hơn nhiều so với xe một cầu, tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn, vỏ xe sẽ mau mòn hơn và người mua sẽ tốn nhiều chi phí bảo dưỡng về sau.

Với những thông tin về xe 1 cầu và xe hai cầu, mong rằng bạn đã có thể phân biệt được điểm khác biệt của chúng và cân nhắc lựa chọn đúng loại xe phù hợp với nhu cầu sử dụng của bản thân. Đừng quên cập nhật những tin tức mới nhất của chúng tôi để có thêm những xu hướng mới về xe ô tô.

 

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *